Tuy rằng được sử dụng hầu hết trong mọi phương pháp lăn kim, tuy nhiên nhiều chị em vẫn chưa biết về kem ủ tê lăn kim. Chị em chỉ biết nó sẽ khiến mình không cảm thấy đau mà chưa biết về công dụng hay cách sử dụng chúng như thế nào để có thể tự thực hiện tại nhà.

1, Kem ủ tê lăn kim là gì và có tác dụng gì?

Kem ủ tê lăn kim là 1 loại kem chuyên dụng để sử dụng trong các phương pháp làm đẹp, nó là 1 loại hóa chất tổng hợp không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng của làn da chị em sau khi thực hiện làm đẹp.


Kem ủ tê sử dụng trong quá trình lăn kim nhằm mục đích giảm đau và gay tê 1 phần da giúp chị em vẫn có thể quan sát được quá trình lăn kim mà không cảm thấy đau nhức khó chịu.

Sử dụng kem ủ tê lăn kim không thể thẩm thâu sâu vào trong các tế bào da mà chỉ có thể gây tê ở ngoài bề mặt của da, bên cạnh đó phương pháp lăn kim cũng chỉ là những đầu kim siêu nhỏ vậy nên rất phù hợp để sử dụng.

2, Quá trình lăn kim spa với kem ủ tê đúng cách tại nhà

Để có thể sử dụng kem ủ tê hợp lý trong quá trình lăn kim, giúp chị em tránh được những tổn thương tạm thời trên da gây đau nhức cần thực hiện đúng quy trình sau:

Bước 1: Tẩy trang


Đây là bước bắt buộc với các chị em có thói quen trang điểm hàng ngày, có như vậy thì mới có thể thực hiện quá trình lăn kim

Bước 2: Làm sạch da

Sau đó chị em bắt đầu quá trình rửa sạch mặt để loại bỏ chất nhờn trên da cũng như các bụi bẩn hàng ngày

Bước 3: Tẩy da chết

Tẩy da chết hay tẩy tê bào chết trên bề mặt da để giúp cho quá trình lăn kim đạt được hiệu quả cao nhất

Bước 4: Sử dụng kem ủ tê

Chị em sử dụng kem ủ tê bằng cách dùng miếng cotton để thấm kem ủ sau đó thoa đều lên cùng da lăn kim.

Tiếp đến dùng giấy bóng bọc thức ăn để đắp lên da trong vòng tối thiểu 15 phút để kem ủ tê có thể thẩm thấu vào da.

Bước 5: Rửa nước muối

Chị em có thể sử dụng nước muối hoặc các loại nước sát trùng khác để vệ sinh lại da lăn kim tránh việc sau quá trình lăn kim da sẽ bị nhiễm trùng

Bước 6: Lăn kim

Các chị em nếu lăn kim da mặt nên bắt đầu từ trán đầu tiên. Tiếp đến lăn đến các vùng da má, mũi, nhân trung và cằm.

Thao tác lăn kim cần thực hiện nhanh chóng và đều tay có thể theo chiều ngang hoặc chéo để tránh các tác hại lên vùng da môi và mắt.